THỂ THỨC BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI DEFENSE TRIAL 2024

Sau khi đăng ký dự thi cuộc thi DEFENSE TRIAL 2024, các nhóm dự thi cần chuẩn bị bài dự thi vòng sơ loại và nộp bài về BTC từ ngày 22/04/2024. Bài dự thi vòng sơ loại gồm:

  • 01 Bản tóm tắt công trình Nghiên cứu (theo yêu cầu phía dưới) 

Lưu ý: Các đội thi gửi bản “Toàn văn công trình Nghiên cứu khoa học” ngay ở Vòng sơ loại (không bắt buộc) sẽ được cộng 1 điểm ưu tiên vào điểm bản “Tóm tắt công trình Nghiên cứu khoa học”.

Các nhóm dự thi cần gửi bài dự thi vòng sơ loại tới BTC qua form đăng ký muộn nhất vào ngày 01/05/2024.

Thông tin chi tiết và yêu cầu của các văn bản vui lòng xem chi tiết trong nội dung phía dưới.

I. BẢN TÓM TẮT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Nguyên tắc trình bày:

Bản “Tóm tắt công trình Nghiên cứu khoa học” yêu cầu đánh máy dưới dạng báo cáo có trang bìa in tên đề tài, đánh số trang; tên các sinh viên thực hiện và giảng viên hướng dẫn; tên khoa, trường, năm thực hiện. Số trang được đánh bên phải, phía dưới.

– Trình bày trên khổ giấy A4, font chữ: Time New Roman cỡ chữ 13, giãn dòng 1.5. Lề trên, lề dưới: 2.5cm; lề phải 2.5 cm, lề trái 3cm.

– Độ dài bản đề cương từ 10 – 15 trang.

– Không gạch dưới các từ/câu hoặc dùng hyperlink trong nội dung bài viết; không cần viết lời tựa/ lời cảm ơn hay ký tên tác giả.

– Trình bày đẹp, trang trọng, rõ ràng.

2. Nội dung bản tóm tắt:

Trình bày đầy đủ nội dung các mục dưới đây:

2.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Dẫn dắt vấn đề và giải thích rõ lý do lựa chọn đề tài.

– Chỉ ra điểm mới, tính thời sự của đề tài.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

– Mục tiêu chung

– Mục tiêu cụ thể

2.3. Tổng quan tài liệu 

2.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu

– Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu; Không gian nghiên cứu; Nội dung nghiên cứu.

2.5. Câu hỏi nghiên cứu

2.6. Phương pháp nghiên cứu:

– Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

– Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

2.7. Tổng quan các chương:

Tóm tắt nội dung các chương

II. BẢN TOÀN VĂN CÔNG TRÌNH

Yêu cầu chung: Đề tài phải được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, đảm bảo tính chính xác, nhằm giúp người đọc có kiến thức tổng quát, hiểu được chủ đề trình bày và mục tiêu nghiên cứu, bất cứ ai quan tâm đều có thể lập lại nghiên cứu để kiểm tra kết quả mà tác giả đã công bố. Thuật ngữ trong luận văn phải được dùng chính xác và thống nhất.

1. Hình thức trình bày:

– Tiêu đề: Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, nói được nội dung đề tài nghiên cứu, không gạch chân, in nghiêng.

– Chú thích: Chính xác, đánh số trang, số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị cụ thể; tên các tác giả nước ngoài nêu trong toàn văn công trình phải viết theo đúng tiếng nước đó.

– Chữ: Sử dụng phông chữ Times New Roman; cỡ chữ 13, không nén, dãn chữ.

– Trang giấy A4: Dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trái: 3cm; lề trên, lề dưới: 2,5cm và lề phải: 2,5cm. Số trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy.

– Số trang tối đa: 80 trang (không tính mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục), tài liệu tham khảo và phụ lục tối đa là 20 trang

Không:

Chèn các tít, tiêu đề, tên đề tài ở đầu hoặc cuối mỗi trang văn bản.

– Trang trí những hình không cần thiết trong đề tài.

– Gạch chân các cụm từ cần nhấn mạnh hoặc các tiểu mục của đề tài.

– Trình bày những nội dung không liên quan đến đề tài và mục tiêu đề tài.

2. Toàn văn công trình được trình bày theo trình tự sau:

– Bìa toàn văn công trình (Theo mẫu – Download tại đây)

– Lời cam đoan

– Tóm tắt kết quả nghiên cứu

– Mục lục

– Danh mục bảng, biểu đồ, hình

– Danh mục ký hiệu, các chữ viết tắt:

Cột bên trái là kí hiệu/chữ viết tắt (Chữ viết xếp theo A, B, C) còn cột bên phải là giải thích kí hiệu/chữ viết tắt.

– Mở đầu:

  1. Lý do lựa chọn đề tài (Tính cấp thiết của đề tài)
  2. Tình hình nghiên cứu
  3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
  4. Phương pháp nghiên cứu
  5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  6. Dự kiến đóng góp của đề tài.
  7. Bố cục bài nghiên cứu

– Kết luận

  • Trình bày thành các chương I, II, III, IV,… (Cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, khuyến nghị,.. tùy theo từng bài cấu trúc có thể khác nhau).

– Kết quả nghiên cứu:

  1. Kết luận về các nội dung nghiên cứu đã thực hiện.
  2. Đánh giá những đóng góp mới của đề tài và khả năng ứng dụng của kết quả nghiên cứu.
  3. Những hạn chế và hướng phát triển đề tài.

– Tài liệu tham khảo:

  • Tài liệu tham khảo là danh mục sách, báo, tài liệu các loại được sử dụng để tham khảo trong quá trình nghiên cứu. Cần sắp xếp các nguồn tài liệu và các sách xuất bản đã tham khảo để tiến hành đề tài, thông thường được trình bày theo thứ tự: họ và tên tác giả, tên đề, các yếu tố về xuất bản. Các văn bản được xếp theo trình tự: văn bản pháp quy; sách, báo, tạp chí; bài viết của các tác giả…; trong mỗi loại được xếp theo thứ tự bảng chữ cái.

–  Phụ lục (nếu có)

  • Bao gồm các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, bảng liệt kê các tư liệu… để minh họa cho toàn văn công trình.

BTC Cuộc thi DEFENSE TRIAL 2024